Cách để chọn board game ưa thích!

Đăng ngày 29/02/2016

Khi hỏi bạn thích chơi game kiểu gì, một người sẽ hiếm khi nói “một game đặt gạch”, “một game bài”, hay “một game tàu hỏa”, thường thường họ sẽ trả lời rằng tôi thích “một game nhẹ nhàng”, “ngớ ngẩn”, “lừa lọc”, hoặc “kể chuyện”,...

Mọi người có xu hướng thiên về CẢM GIÁC hơn CÁCH CHƠI khi trả lời câu hỏi đó, để tìm ra loại game mình ưa thích. Có rất nhiều cách phân loại game nhưng phân loại theo kinh nghiệm chơi sẽ là hợp lý khi đưa ra quyết định game. Bởi vì khi nói “một game về tàu hỏa” hoặc “một game trao đổi”, hoặc “lựa chọn vai trò”, sẽ không đưa cho người chơi cảm giác rằng họ có thích game đó hay không.

Sau đây sẽ là cách phân loại game dựa theo kinh nghiệm chơi.

Lập kế hoạch trước. Đây là loại game mà người chơi soạn ra một kế hoạch sẵn trước khi game thực sự bắt đầu. Bất kỳ game nào có giai đoạn chuẩn bị trước đều thuộc loại này, và giai đoạn đó có thể là phần vui nhất của kinh nghiệm. Ví dụ: Yugioh, Magic: The Gathering, Star Fleet Battles.

Chiến thuật. Những game này là một cuộc đấu não để thắng, với không có tính bất ngờ, và chiến thắng sẽ dựa trên kỹ năng để nhìn xa trông rộng trước vài lượt. Những game 2 người chơi sẽ truyền tải tốt nhất kinh nghiệm này bởi vì không có phe thứ ba để can thiệp vào chiến thắng của bạn. Ví dụ: Chess, Abalone, Hive, Mr Jack.

Chiến lược. Đây là loại game liên quan đến cách chơi khôn khéo và lanh lợi, thường gây ra bất ngờ cho đối phương. Nó không yêu cầu lập kế hoạch lâu dài, mà là một chuỗi các quyết định trước mắt, và đó có thể khiến cho game rất hỗn loạn. Ví dụ: WizWar, Expedition, Murder in the Abbey, Splendor.

Đấu Trí. Kinh nghiệm này liên quan đến việc vượt trên đối phương bằng cách đọc tâm trí họ và che giấu những suy nghĩ của mình. Nó cũng cần đến kỹ năng thương lượng. Ví dụ: Poker, You’re Bluffing, Coup., Kakerlaken Poker.

Căng thẳng. Áp lực của game ẩn chứa một sự phấn khích, những tiếng la hét và cười thường xuyên là dấu hiệu của loại game này. Nó có thể bao gồm may mắn trong một cách thức thích hợp để tạo ra kinh nghiệm này. Ví dụ: Can't Stop, Backgammon, Exxtra, Fearsome Floors.

Kể chuyện. Phần lớn sự hài lòng đến từ những game này là kinh nghiệm của việc trở thành một phần của câu chuyện hấp dẫn. Ví dụ: Once Upon A Time, Tales of the Arabian Nights, Advanced Civilization.

Nhập vai. Những game yêu cầu bạn phải nhập vai và hòa mình vào tinh thần của game, chỗ vui của nó nằm trong những câu nói giao tiếp, tương tác với người chơi khác. Ví dụ: D&D, Meuterer, Bang!, Betrayal at house on the hill.

Mô phỏng. Kinh nghiệm trong game là học hỏi, hiểu biết về chủ đề được phác họa nên suốt tiến trình chơi. Ví dụ: Steam, American Megafauna, World in Flames.

Giao tiếp: Những game tập trung vào việc đưa tín hiệu rõ ràng đến đồng đội. Ví dụ: Hanabi, Bridge, Lord of the Rings (co-operative board game), Charades.

Kiến thức. Ứng dụng kiến thức của thế giới thật vào không gian game. Ví dụ: Scrabble, Trivial Pursuit.

Áp lực thời gian: Căng thẳng được tạo ra trong một thời gian giới hạn. Ví dụ: Brawl, Ubongo, Speed Chess.

Nhanh nhẹn. Một tập hợp kỹ năng nào đó được yêu cầu nhiều hơn cần thiết trong board game. Ví dụ: Halli Galli, Jenga, Jungle Speed, Set.

Điều cần lưu ý rằng một game có thể thuộc nhiều thể loại tùy vào tính chất, sự đa dạng của game đó. Chúc các bạn có những lựa chọn board game như mong muốn!

BoardgameVN

(Dựa theo bài viết từ Richard Vickery)