Những board game mang bạn trở lại tuổi thơ

Đăng ngày 17/06/2016

Hãy nhắm mắt lại và nhớ về những ngày khi công nghệ chưa phát triển, chưa có Iphone, Laptop, những ngày mà... rất có thể bạn đã là một cô hay cậu bé. Hình ảnh đầu tiên bạn thấy được sẽ là những buổi bạn bè quây quần bên cạnh những bộ trò chơi với các quân cờ, với một không khí vui vẻ khi mọi người tương tác bằng những câu nói đùa, những hành động thú vị. Đó là khi tâm hồn của bạn được nuôi dưỡng bằng các trò board game như Cờ Tỷ Phú, Domino, Cờ Cá Ngựa,...

Nào, hãy cùng nhau đi qua trong ký ức của tâm trí bạn, xem lại những board game nào gắn liền với tuổi thơ của bạn nhé.

1. Cờ Tỷ Phú

Trước khi bạn biết nó gọi là Monopoly, hay là một dạng của board game, bạn gọi nó bằng một cách dân gian và rất gần gũi: Cờ Tỷ Phú (hay Cờ Triệu Phú, Cờ Phú Ông). Vì luật chơi hồi ấy chưa được viết chặt chẽ và hầu như mỗi nơi có đôi chút luật khác biệt, luật Cờ Tỷ Phú của Việt Nam cũng có vài nét khác so với bản quốc tế. Nhưng đó không là vấn đề, mọi người vẫn chơi vui, và nó hấp dẫn.

ca.jpg

Hãy nhớ khi bạn mua một bộ Cờ Tỷ Phú về và ngồi hàng giờ để cắt-dán vì độ mỏng của các thẻ bài. Thật là cực nhọc đúng không nào? Nhưng nó giá trị. Bạn có thể tận hưởng công sức của mình sau thời gian chăm chút cho bộ cờ này. Bạn đã từng ngồi hàng giờ không mệt mỏi để gieo xí ngầu, di chuyển quân cờ, thu hoặc trả tiền, nói chuyện trêu đùa với bạn bè. Những thứ ấy... chính là bắt đầu của những gì sau này bạn gọi là board game.

Mua Cờ Tỷ Phú với giá huỷ diệt tại http://boardgame.vn/all-games/co-ty-phu-59

2. Cờ Cá Ngựa

Cá Ngựa là một phiên bản của trò chơi Parcheesi có xuất xứ từ hàng nghìn năm trước. Ở Việt Nam, nó đã trở thành truyền thống và kéo dài đến tận ngày nay. Vì bạn ở trong truyền thống này nên trò chơi này dễ dàng trở thành một phần trong tuổi thơ của bạn.

ca3.jpg

Luật chơi rất đơn giản của Cờ Cá Ngựa có thể giúp cho bất kỳ trẻ con nào cũng học được. Bạn gieo xí ngầu di chuyển các quân cờ hình ngựa, và có thể đá những quân cờ khác trên đường đi. Thật may mắn vì game này rất phổ biến ở Việt Nam, nó mang đến cho thế hệ trẻ một khái niệm mơ hồ nhưng chính xác về board game. Bạn có nhớ lần nào đó bạn đã đá quân cờ ai đó chỉ để cười vào mặt họ không? Đó hẳn là những khoảnh khắc đầu tiên khi bạn học cách “bóp” người khác trong board game!

3. Ô Ăn Quan

Những ngày nay thật hiếm thấy khung cảnh một nhóm trẻ ngồi chơi với những hòn đá, rải chúng vòng quanh một bức vẽ trên sàn đất, và tính toán các con số, khi chúng chơi trò Ô Ăn Quan. Trong những ngày xưa ấy, trên các con đường chưa được lát nhựa với nhiều sỏi đá, bọn trẻ có thể dễ dàng tụ họp và chơi Ô Ăn Quan ở bất kỳ lúc nào chúng rảnh rỗi.

o.jpg

Ô Ăn Quan là một game có họ hàng với Mancala, với luật chơi khác biệt được sáng tạo nên bởi người Việt Nam. Nếu bạn đã từng chơi trò này từ lúc nhỏ, bạn hẳn đã có một tuổi thơ đẹp đẽ. Nếu bạn chưa chơi, hãy thử nó ít nhất một lần để cảm thấy sự đơn giản mộc mạc và một phần văn hóa lúa nước bên trong mang đậm dấu ấn nước Việt.

4. Cờ Thú

Những cửa hàng bách hóa là những nơi đầu tiên bạn phát hiện ra các dạng cờ. Bạn chỉ cần bỏ ra vài nghìn đồng (thực sự nó khá lớn so với thời đó đấy), để có thể sở hữu ngay bộ Cờ Thú này.

ca4.jpg

Cờ Thú là một game đối kháng hai người tương tự như Cờ Vua hay Cờ Tướng. Những Con Thú có thứ tự mạnh yếu khác nhau – mạnh nhất là Voi, nhưng Voi lại sợ Chuột. Một con thú mạnh hơn chiến thắng một con yếu hơn nó. Nhiệm vụ của mỗi người là xâm nhập vào hang ổ của đối thủ. Thậm chí ngày nay khi trò chơi này được phát triển trên IOS với hình ảnh đẹp mắt cùng các hiệu ứng, nó cũng không mang lại cảm giác thỏa mãn ngày xưa khi hai người trực tiếp ngồi cùng nhau đánh cờ, đúng không nào?

5. Domino

Trước đây, Domino là điều mọi người luôn luôn được nghĩ đến đầu tiên khi họ có thời gian rảnh và muốn vui vẻ cùng với bạn bè. Đương nhiên, bây giờ chắc mọi người sẽ nghĩ đến thứ khác.

do1.jpg

Cũng giống như bộ bài Tây, Domino có nhiều cách chơi khác nhau, nó phụ thuộc vào vùng miền. Mục tiêu của mỗi người là ghép các thẻ Domino vào hợp lệ, để đánh hết các thẻ bài trên tay trước. Nếu bạn đã từng thưởng thức Domino thời ấy, bạn có thể ngạc nhiên về số lượng cách có thể chơi với Domino. Chỉ google và tìm ra hàng trăm cách chơi khác nhau trên các trang web. Hãy khám phá lại một lần nữa trò chơi huyền thoại này nào!

Mua Domino với giá huỷ diệt tại http://boardgame.vn/all-games/co-domino-den-cao-cap-206

6. Cờ Vòng Quanh Thế Giới

Không, nó còn được gọi bằng nhiều cái tên khác tùy vào bối cảnh của nó như – Cờ Thảo Cầm Viên, Cờ Em là Bác Học,... nhưng hãy chọn tên Cờ Vòng Quanh Thế Giới để đại diện vậy. Thật thú vị khi những trò chơi board game này chỉ là một tờ giấy có xí ngầu, được chứa bên trong một túi ni lông với giá 2 nghìn đồng.

0000000000008.jpg

Nó thật giản dị, mà gần gũi. Trong trò chơi này, bạn gieo xí ngầu và di chuyển đến một ô khác theo những chỉ định đang có trong ô bạn đang đứng. Ví dụ nếu gieo số 3 và ô bạn đang đứng nói rằng bạn được tới Mỹ, thì bạn di chuyển tới ô Mỹ. Người nào di chuyển đầu tiên đến ô trung tâm sẽ thắng. Đây là một game hoàn toàn may mắn, nhưng nó đã giới thiệu cho chúng ta cách thức vận hành của một board game cơ bản nhất.

Cờ Vòng Quanh Thế Giới là một trong những board game huyền thoại ở Việt Nam mà bạn chỉ có thể tìm thấy trong các tiệm tạp hóa trước kia. Thậm chí bây giờ việc tìm mua lại những trò chơi này cũng khá khó khăn.

7. Rút Gỗ

Không phổ biến như các game trên, nhưng rút gỗ là một trong những board game đầu tiên về sự khéo léo. Nó rất đơn giản và bạn chỉ tốn vài giây để học luật chơi. Sự căng thẳng đến từng phút, thậm chí không phải lượt của mình bạn vẫn nín thờ. Mọi người chỉ chờ đến khoảnh khắc ấn tượng nhất khi tháp Jenga bị vỡ và ngã sầm xuống!

jen.jpg

Mua Rút Gỗ Số tại http://boardgame.vn/all-games/rut-go-jenga-so-25

Mua Rút Gỗ Màu tại http://boardgame.vn/all-games/rut-go-jenga-43

Vậy, một trò chơi không chỉ đơn giản là một trò chơi - nó còn là ký ức, là kinh nghiệm rất thật, rất đẹp mà chứa nhiều giá trị trong tâm hồn của mỗi người. Mỗi khi bạn chơi board game, bạn đã tích chứa thêm một phần đẹp đẽ đó. Quan trọng nhất, là bạn cũng đã tặng cho những người chơi cùng bạn những giá trị tương ứng. Mọi người cùng chơi, và cho nhau những giờ phút ý nghĩa, để trở thành một phần trong ký ức của nhau thậm chí khi trò chơi đã kết thúc. Đó là tinh thần mang đầy chất nhân văn của board game.

Thực sự thì, một trò chơi không bao giờ kết thúc...

BoardgameVN