Những board game mà bạn phải trổ tài thương thuyết

Đăng ngày 20/07/2016

Trong board game, tương tác là một phần quan trọng. Để đạt được mục đích của mình bạn không chỉ sử dụng chiến thuật tài tình, mà còn phải thuyết phục đối phương hợp tác, trao đổi. Đó là một thế mạnh của board game so với các thể loại khác. Một số game đã nhấn mạnh điều đó, đến mức mà, bạn không thể thắng nếu không giỏi thương thuyết.

1. Diplomacy

Diplomacy là một game chiến thuật không hề có yếu tố may mắn, mục tiêu là để thắng quyền sở hữu các thành phố quan trọng trên bản đồ. Giai đoạn quyết định là đàm phán, trong đó người chơi được khuyến khích dành nhiều thời gian để trao đổi với nhau, lập ra các chiến thuật có lợi, hứa hẹn trong tương lai. Đây là một trong các board game thuần thương thuyết nhất hiện nay.

2. Chinatown

Bạn không thể chơi Chinatown mà không mở miệng ra được, tính chất của nó là phải tương tác mãnh liệt. Luật chơi đơn giản của Chinatown để lộ một khoảng hở rất lớn cho người chơi thoải mái trao đổi. Nó không hề giới hạn luật bạn phải trao đổi như thế nào - nghĩa là bạn có thể hứa hẹn, bán đất lấy tiền, đổi tiền lấy cửa hàng, đổi cửa hàng lấy đất,... bất kỳ thứ gì bạn có thể nghĩ ra mà có lợi nhất cho hai bên.

Xem thêm Chinatown tại: http://boardgame.vn/all-games/chinatown-49

3. Bohnanza

Trong Bohnanza bạn đơn giản đổi đậu lấy đậu, nhưng đổi như thế nào thì phức tạp hơn. Nếu không thương thuyết thì bạn sẽ có nhiều cơ hội thất bại, và phải dựa vào rất nhiều yếu tố may mắn. Làm cho hợp tình hợp lý thì bạn mới mong có thể bán được nhiều đậu ở mỗi lượt.

Xem thêm Bohnanza tại: http://boardgame.vn/all-games/bohnanza-91

4. Catan

Tựa game Catan tạo ra một bước ngoặc lớn trong phong trào game Euro kể từ khi nó xuất hiện, khi thêm vào những luật tạo ra tương tác mạnh. Mỗi bộ phận được xây nên yêu cầu một số lượng sản phẩm nhất định. Không phải lúc nào bạn cũng có đủ loại sản phẩm mình cần, vì vậy bạn cần trao đổi với những người khác. Nhắc đến Catan, người ta sẽ nghĩ về một game mà có ai đó bào: “Tôi muốn đổi cừu lấy gạch, có ai có không?”

Xem thêm Catan tại: http://boardgame.vn/all-games/the-settlers-of-catan-12

5. Mall of Horror

Thương thuyết đóng một vai trò lớn trong Mall of Horror. Có nhiều yếu tố tương tác diễn ra suốt quá trình chơi, nhưng đặc biệt là khi lũ Zombie phá cửa và xông vào... và 1 người chết phải được chọn. Ai sẽ hy sinh cho những người khác sống sót? Lời hứa nào đáng tin cậy? Ai nên giữ vũ khí? Mọi người sẽ cùng nhau tìm ra câu trả lời đó bằng những lập luận của riêng mình. Quyết định sẽ tiết lộ cùng lúc, và đôi khi sự phản bội lén lút đi vào!

Xem thêm Mall of Horror tại: http://boardgame.vn/all-games/mall-horror-73

6. Condottiere

Nếu chơi Condottiere mà không thương thuyết thì bạn đã đánh mất phần hay nhất của nó. Luật chơi của Condottiere cho phép người chơi có thể nhìn bài nhau, bàn bạc nên đánh lá nào lá nào. Bạn không cần giữ lời hứa, tuy nhiên xây dựng lòng tin cũng là điều quan trọng cho những kế hoạch tương lai.

Xem thêm Condottiere tại: http://boardgame.vn/all-games/condottiere-80

7. Avalon

Trong một game nhấn mạnh tương tác như Avalon, thương thuyết là một công cụ đắc lực. Đặc biệt trong giai đoạn chọn người chơi đi làm nhiệm vụ. Để lèo lái mọi người đi theo hướng suy luận của mình, bạn cần thương thuyết thành công, ở mỗi cá nhân và cả tập thể.  

Xem thêm Avalon tại: http://boardgame.vn/all-games/avalon-24

BoardgameVN